Tin tức bosselac

,

Bạn đã lựa chọn chảo chống dính cho bếp từ đúng chưa?

Là một trong những vật dụng không thể thiếu trong gian bếp, chảo chống dính giúp bạn tạo ra rất nhiều món ăn ngon cho gia đình. Lựa chọn một chảo chống dính phù hợp với loại bếp của gia đình, đặc biệt là bếp từ, loại bếp kén chọn chất liệu sử dụng nên được ưu tiên nhiều hơn.

Các loại chảo thường được sử dụng cho bếp từ

Bếp từ ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn bởi chất lượng cũng như độ an toàn, đi kèm với số lượng sử dụng nhiều thì sự ra đời của các sản phẩm dành riêng cho bếp từ cũng được các nhà sản xuất quan tâm. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều loại chảo dùng cho bếp từ đã xuất hiện trên thị trường. Có thể kể đến như: chảo inox, chảo nhôm, chảo đá, chảo thủy tinh, chảo titan, chảo gốm – sứ… Mỗi loại chất liệu sẽ có đặc điểm cũng như ưu nhược điểm riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể dưới đây.

Chảo inox

Chảo inox được sử dụng cho bếp từ bởi chất liệu inox 304, đáy có thể nhiễm từ. Để lựa chọn chính xác, bạn nên hỏi người bán hàng về biểu tượng sử dụng cho bếp từ hoặc dùng nam châm để thử. Ưu điểm của chảo inox là không bị lồi đáy dù sử dụng trong thời gian dài.

Chảo nhôm

Chảo nhôm  sử dụng cho bếp từ phải là loại đáy được thiết kế có nhiễm từ. Chảo nhôm có ưu điểm là độ bền cao.

Chảo nhôm

Chảo đá

Bản chất 1 số chảo có thể làm bằng chất liệu đá thật, nhưng đa phần là các chảo phủ chống dính vân đá. Chào thường có kích thước lớn, khối lượng nặng, đáy có gắn thêm 1 lớp nhôm hoặc inox nhiễm từ để sử dụng cho bếp từ nên rất đa năng. Là dòng chảo mới nhưng được rất nhiều các bà, mẹ nội trợ tin dùng do đơn giản trong đun nấu, chống dính tốt.

Chảo titan

Chảo titan là một biến thể của chảo nhôm được phủ một lớn chống dính titan, độ bền cao là ưu điểm lớn nhất của chảo. Giá thành hơi cao, nhưng đáng đồng tiền bát gạo, chảo cũng được nhiễm từ phần đáy hoặc tán thêm đáy từ nên có thể sử dụng linh hoạt cho các loại bếp nấu khác nhau.

Chảo gốm – sứ: 

Là loại chảo khá mới trên thị trường, đặc điểm nhận dạng phân loại với chảo đá là chảo này thường được phủ 1 lớp men mà xám hoặc trắng sữa rất mịn. Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe nên được khá nhiều gia đình tin dùng. Loại chảo này phần đáy cũng được thêm vào 1 lớp từ tính để sử dụng trên bếp từ .

Kinh nghiệm lựa chọn chảo chống dính cho bếp từ

Đáy chảo phù hợp với nhiều loại bếp

Là tiêu chí đầu tiên khi chọn chảo vì có thể một ngày nào đó bạn cần dùng các bếp khác để nấu chứ không phải cố định 1 loại, và thay thế nồi chảo theo bếp thì đẩy giá lên trời. Vậy nên sắm cho mình 1 sản phẩm đa năng là rất quan trọng, thông thường các chảo bếp từ thì dùng được cho bếp gas, nhưng ngược lại thì chưa chắc.

Đáy chảo khi dùng trên bếp từ phải phẳng, ít hoa tiết hoa văn, to vừa phải với kích thước vòng từ, mà thông thường thì theo tôi thấy từ 26-30 cm là phù hợp, nhỏ hơn thì không tiện sử dụng mà lớn hơn thì quá kích thước vòng từ lớn không tối ưu được nhiệt độ khi đun nấu.

Thông thường đáy chảo được chia là 3 loại sau: Loại đáy ghép, loại đáy liền, và loại đáy đúc.

Đáy ghép

Thường là các mẫu chảo giá rẻ, phía dưới chảo sẽ được gắn một lớp hoặc nhôm nhiễm từ để giảm thiểu chi phí sản xuất. Loại chảo này có mẫu mã đa dạng, kiểu dáng đẹp và được bán phổ biến. Tuy nhiên do không phải cả đáy được nhiễm từ nên hiệu suất sử dụng sẽ thấp hơn so với các loại đáy khác, hoặc sẽ bị từ chối trên một số dòng bếp châu Âu nhập khẩu. Bạn có thể thử trước khi mua chảo để có thể đảm bảo bếp nhà mình sử dụng được.

Đáy liền: Thường sử dụng ở các loại chảo inox 304 (18/10), loại này thông thường có khối lượng nặng và rất nặng. Loại chảo này thường có giá khá đắt hoặc rất đắt. Thiết kế nhìn khá thô nhưng chất lượng khi sử dụng rất tốt. Loại chảo này không kén bếp, không kén từ, chuyền nhiệt đều, hạn chế tốt cong vênh, lõm đáy.

Đáy đúc nguyên khối: Đây là loại cao cấp nhất, chảo lại này thường thô, nặng, thiết kế nhiều lớp từ trên xuống và đúc thành liền 1 khối. Độ bền và giá thành cao.

Cán chảo(tay cầm) chắc chắn, có cách nhiệt

Do là bộ phận đi liền với chảo và là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tay người dùng, nên cán chảo cách nhiệt càng tốt sẽ tránh bỏng cho người sử dụng cũng như tiện lợi khi cầm nắm trong lúc xào nấu.

Trọng lượng chảo: 

Yếu tố này nên lưu ý, bởi vì với người già mà dùng chảo quá nặng thì sẽ rất nguy hiểm, vậy nên chọn chảo cũng phải có khối lượng vừa sức để dễ dàng sử dụng.

Vật liệu chống dính

Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với thức ăn vậy nên lớp chống dính phải tốt để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng. Nên chọn loại chảo chính hãng, lớp chống dính mịn, cao cấp.

Kiểu dáng phù hợp

Kích thước chảo phù hợp với mục đích sử dụng, kiểu dáng sang trọng, phù hợp với không gian bếp.

Giá thành

Một sản phẩm tốt là một sản phẩm tốt trong mức giá tiền phù hợp với khả năng chi trả chứ không phải là sản phẩm tốt ở mọi mức giá.

 

Bếp từ và bếp hồng ngoại khác nhau như thế nào?

Trong các loại bếp sử dụng điện thì bếp từ và bếp hồng ngoại được người dùng sử dụng nhiều nhất. So với các dòng bếp truyền thống thì hai loại bếp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều gia đình phân vân không biết sự khác nhau của hai loại bếp này như thế nào? Nên chọn bếp từ hay bếp hồng ngoại cho gia đình của mình.

Những điểm giống nhau

Điểm giống nhau đầu tiên của hai loại bếp này là đều dùng nguồn điện ổn định để hoạt động. Hầu hết các bếp đều dùng điện 220V theo nguyên lý chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để nấu chín thức ăn.

Thứ hai, cả bếp từ và bếp hồng ngoại đều đem đến rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng bởi thiết kế đa dạng, nhiều mẫu mã, giá cả.  Bao gồm từ những bếp đơn cho đến bếp đôi hay đa vùng nấu, bếp âm hay bếp dương. Kích thước của các bếp đều không có chênh lệch nhau nhiều nhưng luôn đảm bảo phù hợp với hầu hết các căn bếp trong gia đình hiện đại.

Thứ ba, bếp từ và bếp hồng ngoại đều giống nhau ở thiết kế bên ngoài.  Bề mặt là các loại mặt kính cao cấp đảm bảo truyền nhiệt nhanh, chính xác hạn. Bảng điều khiển ở ngay trên bề mặt với các kí hiệu đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Các loại bếp từ, bếp hồng ngoại hiện đại đều được nhà sản xuất trang bị các loại mặt kính cao cấp, đảm bảo độ bền cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Thứ tư, thời gian nấu nướng của bếp từ và bếp hồng ngoại đều rất nhanh. Ngược lại hoàn toàn so với suy nghĩ thông thường của những ai chưa từng sử dụng, hai loại bếp này thường có công suất trong khoảng 1800 – 2000W. Người sử dụng được tùy ý lựa chọn các mức công suất để phù hợp với món ăn mà mình cần nấu. Việc điều chỉnh ở các bếp cũng không quá khó khăn như trước bởi các nhà sản xuất hiện nay đều cố gắng cải tiến để sản phẩm thân thiện với người dùng hơn.

Những điểm khác nhau

Sự khác nhau của bếp từ và bếp hồng ngoại được thể hiện ở 6 yếu tố: nguyên lý hoạt động, hiệu suất và thời gian nấu, nồi sử dụng để nấu, độ an toàn, món nấu thích hợp và giá thành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích từng yếu tố để bạn có cái nhìn toàn diện cũng như đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Thứ nhất, về nguyên lý hoạt động. Bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi bếp hoạt động, dòng điện sẽ đốt nóng các lõi điện bên trong để tạo ra nhiệt rồi làm nóng bề mặt bếp và truyền sang nồi nấu chín thức ăn. Chính vì vậy, khi nấu nướng, bếp hồng ngoại sẽ tỏa nhiệt ra xung quanh khiến không gian cũng nóng theo.

Ngược lại, bếp từ hoạt động theo nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra từ trường làm nóng đáy nồi nấu chín thức ăn. Bếp từ chỉ làm nóng đáy nồi, nơi có tiếp xúc với mặt kính bếp nên các vùng xung quanh sẽ không bị truyền nhiệt tới. Vì vậy, dù hoạt động với công suất lớn thì không gian bếp cũng không bị nóng lên.

Thứ hai, về hiệu suất và thời gian nấu nướng, bếp từ chiếm ưu thế hơn. Bởi bếp hồng ngoại chuyển hóa được 65 – 70% điện năng thành nhiệt năng, trong khi con số này ở bếp từ là trên 95%. Cho nên, việc nấu nướng với bếp từ sẽ nhanh gọn và đơn giản hơn.

Thứ 3, về nồi chảo sử dụng cho bếp. Bếp hồng ngoại không kén nồi chảo nên người dùng có thể lựa chọn sử dụng nhiều chất liệu khác nhau từ inox, gang, đất, thủy tinh đến nhôm… Còn bếp từ thì chỉ dùng được với các nồi chảo được làm từ các chất liệu có nhiễm từ.

Thứ 4, về độ an toàn khi sử dụng. So với bếp hồng ngoại thì bếp từ có độ an toàn cao hơn. Khi hoạt động, bếp từ chỉ sinh nhiệt và truyền nhiệt vào đáy nồi, không có nhiệt lượng truyền ra các vùng khác của bếp cũng như ra bên ngoài. Dù có vô tình chạm vào thì cũng không gây bỏng. Bếp hồng ngoại thì khác, khi hoạt động, mặt bếp bắt đầu sinh nhiệt nên có thể gây bỏng khi tiếp xúc. Thêm vào đó là người dùng chỉ có thể vệ sinh bếp khi bếp thật sự nguội.

Thứ 5, các món nấu phù hợp. Bếp hồng ngoại thích hợp cho các món rim, kho, ninh, hầm. Các món nhanh, đơn giản như canh, lẩu, súp thì bếp từ lại thích hợp hơn. Bếp hồng ngoại có thể nướng trên mặt bếp, mặc dù khó vệ sinh vết cháy sau đó, còn bếp từ thì không nướng được.

Cuối cùng, về giá thành. Mặt bằng chung, giữa bếp từ và bếp hồng ngoại thì bếp hồng ngoại có giá thấp hơn. Bạn có thể tận dụng các loại nồi chảo có sẵn để sử dụng nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.  Bếp từ thường có giá cao hơn bếp hồng ngoại và phải sử dụng các loại nồi chảo chuyên dụng, có mặt đế có khả năng nhiễm từ. Các chất liệu khác đều không sử dụng được trên bếp từ.

Sự khác nhau giữa bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Bếp điện từ là sự kết hợp của cả bếp từ và bếp hồng ngoại. Như chúng tôi đã so sánh ở trên, sự khác nhau tạo nên từng ưu thế riêng cho từng loại. Chính vì vậy, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các nhà sản xuất đã tạo ra “bếp điện từ”, là loại bếp có 2 vùng nấu riêng biệt, một vùng hoạt động theo nguyên lý của bếp từ, một vùng hoạt động theo nguyên lý của bếp hồng ngoại.

Sự kết hợp này tạo sẽ khắc phục được hạn chế trong nấu nướng của hai loại bếp vừa kể trên, mang đến những món ăn ngon nhất cho gia đình. Sử dụng bếp điện từ, bạn sẽ không cần phải băn khoăn khi nấu các món ăn cần có “lửa” nhưng bếp từ lại không làm được, hay nấu những món ăn cần “nhanh” nhưng bếp hồng ngoại lại không đáp ứng được.

Giá thành của bếp điện từ cao hơn so với bếp từ và bếp hồng ngoại, thường mức chênh lệch này khoảng 10 – 20% ở các sản phẩm cùng loại. Tùy thuộc vào tài chính và sở thích của mỗi gia đình mà sẽ có lựa chọn khác nhau.

Chúng tôi tin rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp được bạn trong quá trình lựa chọn được đúng loại bếp phù hợp cho gian bếp của gia đình mình. Bạn hãy tham khảo các model bếp từ, bếp điện từ mang thương hiệu Boss Elac để có thêm lựa chọn  phù hợp.

Với thiết kế hiện đại, sở hữu nhiều tính năng thông minh và thân thiện với người dùng, Boss Elac đảm bảo sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng.

Tại sao bếp từ trở thành xu hướng lựa chọn nhiều nhất hiện nay?

Trong những năm gần đây, bếp từ được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn để thay thế cho các loại bếp truyền thống như bếp gas, bếp điện, bếp than… Bếp từ với rất nhiều ưu điểm vượt trội sẽ không làm người dùng thất vọng vì lựa chọn của mình.

Nấu nướng nhanh gọn, đơn giản hơn

Khả năng làm nóng nồi chảo của bếp từ không hề kém các loại bếp khác, thậm chí còn nhanh hơn. Bởi nguyên lý hoạt động của bếp từ là truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi, đáy nồi đặt đến đâu nhiệt sẽ sinh ra đến đó. Toàn bộ nhiệt sẽ truyền vào đáy nồi, không có nhiệt thất thoát ra bên ngoài môi trường nên thời gian nấu nướng sẽ rất nhanh.

Ngoài việc rút ngắn thời gian nấu nướng cho các bà nội trợ, bếp từ còn mang đến cảm giác thoải mái trong những ngày hè nóng nực. Khi hoạt động, bếp từ chỉ làm nóng bề mặt nồi tiếp xúc còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt, không có nhiệt lượng nào thất thoát ra ngoài môi trường. Cho nên, không gian nấu nướng sẽ luôn luôn thoáng mát. Không những thế, khi sử dụng bếp từ, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng quạt mà không cần phải sợ bị tạt lửa như những loại bếp khác.

Tiêu tốn ít điện năng

Nhiều người băn khoăn trước khi lựa chọn sử dụng bếp từ vì sợ bếp sẽ tiêu tốn nhiều điện năng do quá trình nấu nướng sử dụng hoàn toàn bằng điện, không những thế lại dùng công suất cao. Nhưng thực tế, khi hoạt động, lượng điện tiêu thụ của bếp từ chuyển hóa lên tới 90 – 96% thành nhiệt lượng đun nấu, làm nóng tập trung vào đáy nồi nên không sợ thất thoát ra môi trường. Chính vì vậy mà rất tiết kiệm điện.

Ngoài ra, các sản phẩm bếp từ hiện nay đều được nhà sản xuất tích hợp công nghệ Inverter tiết kiệm điện. Điển hình là công nghệ half-bridge kèm theo chế độ không phải bật tắt liên tục theo chu kì mà được duy trì đều một nhiệt độ ra theo mức công suất chỉ định sẵn. Từ đó duy trì nhiệt đều ở đáy nồi. Bên cạnh đó, bếp sẽ không phải bù năng lượng làm nóng trong 3% thời gian ngắt của bếp từ dùng rơ-le vừa tiết kiệm điện vừa tiết kiệm thời gian đun nấu.

Đảm bảo an toàn cho người dùng

Đây là ưu điểm vượt trội hơn hẳn của bếp từ so với các dòng bếp khác. Bếp từ hạn chế nguy cơ hỏa hoạn hay các vết bỏng khi sử dụng bởi nó chỉ làm nóng nồi chảo và làm chín thức ăn mà không hề tỏa nhiệt lượng ra môi trường xung quanh.

Trong quá trình sử dụng, bếp từ luôn ổn định điện năng nên bạn sẽ không cần phải lo lắng về sự thay đổi nhiệt năng từ ngọn lửa. Các bếp từ đều có chế độ hẹn giờ nên sẽ mang hạn chế tình trạng cháy khi nấu nướng.

Tính năng khóa an toàn trẻ em cũng là một trong những ưu điểm của bếp từ. Với các gia đình có trẻ nhỏ điều này rất hữu ích để đảm bảo an toàn cho tất cả người dùng.

Giải đáp thắc mắc về các loại mặt kính bếp từ hiện nay

Ngoài công nghệ, linh phụ kiện thì mặt kính là một trong những yếu tố khẳng định chất lượng của bếp từ hay bếp hồng ngoại. Mặt kính có chất lượng càng tốt việc bảo vệ các linh phụ kiện bên trong cũng như sự an toàn của người sử dụng được tốt hơn.

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các thương hiệu bếp từ, bếp hồng ngoại thường được các nhà sản xuất thường sử dụng các loại kính như: kính chịu nhiệt, kính ceramic, kính Schott Ceran, kính EuroKera (K+), Nippon…

Kính chịu nhiệt

Kính chịu nhiệt được nhà hãng lựa chọn cho sản phẩm của mình bởi giá thành rẻ, có độ sáng bóng cao, mặc kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu nhiệt tốt. Bếp từ sử dụng kính chịu nhiệt sẽ không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao nên an toàn cho người dùng khi sử dụng.

Kính chịu nhiệt được ứng dụng trong các sản phẩm bếp từ, bếp điện hồng ngoại đơn.

Kính Ceramic

Kính Ceramic được sử dụng trong các loại bếp điện, bếp điện từ là một loại sứ tinh thể đen chịu nhiệt tốt. Mặt kính có độ sáng bóng trung bình nhưng dễ dàng lau chùi khi bị bám bẩn. Nhược điểm của kính Ceramic là có tính giòn, dễ vỡ do tác động của bên ngoài.

Khi sử dụng các loại bếp có mạt kính Ceramic cần hạn chế các vật nặng rơi  vào mặt bếp, không nên đặt nồi có trọng lượng trên 10 kg. Mặt kính dễ vỡ nên người dùng cũng cần hạn chế để mặt bếp đang nóng tiếp xúc với nước hay vật lạnh đột ngột.

Kính Schott Ceran

Mặt kính Schott Ceran được nhiều nhà hãng sản xuất bếp từ lựa chọn sử dụng cho các sản phẩm cao cấp. Kính Schott Cerran thuộc thương hiệu kính Ceramic hàng đầu thế giới.

Ưu điểm của kính Schott Ceran là được sản xuất từ các loại kính nổi chất lượng cao an toàn, sạch sẽ, có thể tái chế. Kính Schott Ceran bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng do không chứa các kinh loại nặng asen và antimon.

Mặt kính Schott Ceran có khả năng chịu lực, chịu nhiệt gấp 3 lần các loại mặt kính thông thường nên có độ bền tốt nhất. Mặt kính Schott Ceran có thể mài vát cạnh sâu, đạt độ thẩm mĩ cao. Ngoài ra, mặt kính dẫn nhiệt rất thấp nên đảm bảo cho người dùng luôn an toàn khi nấu nướng.

Mặt kính Schott Ceran có hàng chính hãng và hàng liên doanh. Mặt kính chính hãng sẽ được nhập khẩu từ Đức, Mỹ. Hàng liên doanh được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Malaysia theo công nghệ của Đức.

Để nhận biết mặt kính Schott Ceran, người dùng kiểm tra tên hãng đóng ở trên cùng của bếp. Khi nhìn dưới bóng sáng đèn tuýp hoặc ánh sáng thường nhìn nghiêng sẽ thấy có những đường vân lăn tăn (Mặt kính liên doanh sẽ không có độ vân).

Mặt kính EuroKera (K+)

Mặt kính Eurokera được viết tắt là K+. Đây là một sản phẩm gốm kính Ceramic công nghệ cao của Pháp. Sản phẩm được dùng nhiều trong các bếp từ, bếp gas, bếp điện và lò nướng. Đặc biệt là các lò nướng bởi khả năng chịu nhiệt cao, lên đến 700⁰C.

Về chất lượng, mặt kính K+ tương tự như mặt kính Schott Ceran của Đức. Tuy nhiên, mặt kính K+ lại có một số ưu điểm vượt trội hơn. Trước tiên là ở việc có nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Mặt kính Eurokera được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật từ năm 2000 đạt chứng nhận ISO14000. Kính K+ có thể tái chế nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Mặt kính K+ được tráng men nên có thể chống tràn, chống bám bẩn, ma sát bào mòn và rạn nhiệt.

Khi lựa chọn bếp từ, bếp hồng ngoại, mặt kính Eurokera có những cái tên như KeraBlack, KeraResin, KeraWhite, KeraVision KeraSpectrum, KeraSlate, Pyroceram

Mặt kính Nippon

Cũng là một trong những loại mặt kính được nhiều nhà hãng lựa chọn sử dụng cho các dòng bếp điện từ, mặt kính Nippon có độ an toàn tương đương với mặt kính Schott Ceran. Mặt kính Nippon là sản phẩm của công ty Nippon Electric Glass của Nhật, chuyên sản xuất các kính sử dụng trong công nghiệp ứng dụng cho tivi màn hình phẳng, màn hình tinh thể lỏng LCD.

Kính Nippon vượt trội bởi độ bền cao, chịu nhiệt rất tốt vì thế thường được dùng trong sản xuất các loại bếp từ cao cấp.

Loại mặt kính nào tốt nhất?

Chất lượng các loại mặt kính giảm dần từ trên xuống

Chất lượng các loại mặt kính giảm dần từ trên xuống

Để đánh giá loại mặt kính nào tốt nhất thì Schott Ceran và Eurokera được xếp ở vị trí cao hơn các loại mặt kính vừa kể trên.

Ceramic cũng được sử dụng nhiều bởi khả năng chịu nhiệt tốt, khá bền bỉ, khó bị nứt vỡ, trầy xước khi nấu ăn và dễ dàng lau chùi vệ sinh sau khi sử dụng.

Ngoài các loại mặt kính bếp từ tốt nhất mà chúng tôi kể trên đây, bạn cũng có thể lựa chọn các dòng sản phẩm bếp trang bị các loại mặt kính chịu lực, kính chịu nhiệt khác như: Kính Vitroceramic, kính của hãng Pyroceram, Kanger,… Giá mặt kính bếp từ các sản phẩm này “mềm” hơn so với mặt kính EuroKera và Schott ceran.

Trên đây là các loại mặt kính bếp từ tốt nhất mà bạn nên tham khảo nếu có ý định mua hoặc thay sửa khi mặt kính bếp từ bị vỡ. Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin và kiến thức để chọn được bếp từ có mặt kính chất lượng cao, bền đẹp như ý muốn.

Những sai lầm phổ biến nhất khi sử dụng bếp từ

Bếp từ là một trong những dòng bếp được lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có rất nhiều ưu điểm như hiện đại, tiện lợi, an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm khi sử dụng mà người dùng mắc phải dẫn đến những sự cố không mong muốn. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp đáng tiếc đó. Hãy cùng tham khảo nhé!

Ít sử dụng bếp từ

Điều này khó xảy ra với các trường hợp gia đình dùng bếp từ sử dụng chính mà chỉ thỉnh thoảng mới dùng. Khi ít sử dụng, bếp từ thường bị chập các bản mạch bởi khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao, không dùng bếp thường xuyên khiến cho hơi ẩm xâm nhập vào bên trong thiết bị. Từ đó gây ra hiện tưởng chập bo mạch gây hỏng.

Vì vậy, việc thỉnh thoảng sử dụng bếp từ dù không nấu ăn gì là việc nên làm. Bạn chỉ cần đun một nồi nước để duy trì tuổi thọ cho bếp từ của bạn.

Sử dụng bếp từ ở nhiệt độ cao liên tục

Mặt bếp từ được làm bằng kính, dù là có khả năng chịu nhiệt tốt đến đâu thì cũng có thể xảy ra sự cố khi người dùng sử dụng liên tục ở mức công suất cao. Từ đó dẫn đến việc làm nứt mặt bếp và giảm tuổi thọ.

Lời khuyên đưa ra là sau khi nấu xong một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục nấu món khác.

Sử dụng dụng cụ nấu nướng không phù hợp

Bếp từ cần phải sử dụng đúng loại nồi dành riêng cho bếp. Đó là các nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men hay thủy tinh có sợi kim loại. Các loại chất liệu khác sẽ không dùng được trên bếp từ.

Ngoài ra, các dụng cụ nấu nướng khác như đũa, muỗng, thìa… cũng nên sử dụng loại có khả năng chịu nhiệt cao: gỗ, silicon…

Nếu dùng các dụng cụ bằng kim loại, chúng sẽ dẫn nhiệt rất nhanh nên có thể làm người dùng bị bỏng, còn những dụng cụ bằng nhựa thì dễ bị tan chảy, sinh ra các chất độc hải làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe người dùng.

Đặt các tay hoặc các vật dụng không cần thiết lên bếp khi đang nấu

Khi hoạt động, bề mặt bếp từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao, nhanh chóng truyền sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên bề mặt bếp nên có thể gây bỏng.

Việc di chuyển bếp khi đang sử dụng cũng là việc sai lầm không nên làm để tránh tình trạng vô tình chạm vào đáy nồi gây nguy hiểm.

Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong

Khi bếp vừa nấu xong còn rất nóng, nếu rút nguồn điện ngay sẽ làm quạt tản nhiệt không hoạt động nữa. Quá trình làm mát bếp sẽ bị chậm lại gây nên các tình trạng chập cháy các linh kiện do nhiệt dộ cao. Cho nên, sau khi nấu nướng, bạn nên ấn nút OFF (Tắt) để tắt bếp và đợi khoảng 10 – 15 phút rồi mới rút nguồn điện ra.

Không những thế, việc lót giấy báo hay vải ở dưới bếp từ để tránh tình trang nhiệt không được tản ra xung quanh cũng là điều nên làm. Quan trọng nhất vẫn là đặt bếp ở nơi thông thoáng.

Vệ sinh bếp không thường xuyên

Bếp từ có bề mặt kính, nếu không vệ sinh thường xuyên ngoài việc khiến cho mặt bếp bẩn, nhiều vi khuẩn. Bề mặt bếp cũng rất dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không làm sạch dầu mỡ và ẩm ướt.

Khi nấu nướng, hãy hạn chế việc làm thức ăn trào ra bếp. Lau dọn vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng bằng nước ấm và khăn mềm. Không dùng các loại giấy nhám, bàn chải cứng hay dụng cụ cọ rửa xoong nồi vì sẽ làm hỏng bề mặt bếp.

Đặt các thiết bị điện tử cạnh bếp từ

Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ dể gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Ngoài ra, khi lựa chọn để sử dụng, bạn nên lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng và độ an toàn thông qua những kiểm định về chất lượng rõ ràng.

Boss Elac là thương hiệu bếp từ mới nhưng đủ tiêu chuẩn về chất lượng, thiết kế hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng và phù hợp với nhiều không gian nội thất. Bếp từ Boss Elac là lựa chọn đáng tin cậy cho căn bếp của bạn.

Nồi inox đáy ghép và đáy liền khác nhau như thế nào

Trong các loại chất liệu được sử dụng làm xoong nồi, inox là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nồi inox được làm từ các chất liệu và có kết cấu khác nhau. Phổ biến nhất là nồi ionx đáy ghép và nồi inox đáy liền. Điểm khác nhau của hai dòng nồi inox này như thế nào?

Trước tiên, inox được biết đến là hỗn hợp các kim loại như niken, crom, đồng, sắt, carbon, mangan, silic… việc pha trộn các hợp kim này sẽ tạo ra các loại inox có chất lượng khác nhau. Ưu điểm của nồi inox là có độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài. Nồi inox có khả năng chống xước tốt nên luôn sáng bóng. Nồi inox cũng không phản ứng với các loại thực phẩm như đồ chua, thức ăn chứa nhiều muối nên có thể để đồ ăn qua đêm mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng. Ngoài ra, nồi inox sử dụng được trên bếp từ.

Nồi inox đáy ghép

Nồi inox đế ghép là dòng nồi được thiết kế đáy ghép từ nhiều lớp kim loại. Những lớp này được dập thành 1 khối và ghép vào đáy nồi. Nồi inox đáy ghép có 2 loại là nồi 3 đáy và 5 đáy.

Nồi 3 đáy gồm có 3 lớp kim loại, lớp trên cùng là lớp thép không gỉ, có tác dụng ngăn chặn sự mài mòn khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn. Lớp giữa là lớp nhôm có tác dụng giữ nhiệt và lớp cuối cùng là inox 18/0 nhiễm từ, có tác dụng hấp thu nhiệt từ mặt bếp.

 

Nồi 5 đáy gồm 5 lớp kim loại bao gồm 1 lớp thép không gỉ, 1 lớp nhôm nguyên chất, 1 lớp nhôm đặc biệt, 1 lớp nhôm nguyên chất nữa và 1 lớp inox 18/0. Với thiết kế này, nồi inox 5 đáy được đánh giá cao ở tính an toàn và độ bền bỉ. Tuy nhiên, giá thành đắt và trọng lượng nặng.

Ưu điểm của nồi inox đáy ghép là khả năng bắt từ, bắt nhiệt tốt, truyền và giữ nhiệt đều giúp thức ăn mau chín, chín ngon. Nồi inox đáy ghép có giá thành rẻ hơn đế liền. Tuy nhiên, nồi inox đế ghép nếu sử dụng không đúng cách dễ rơi vào tình trạng phồng đáy, bung đáy. Thêm vào đó là nhiều lớp đáy nhưng thành chỉ có một lớp nên khả năng giữ nhiệt sẽ không tốt bằng nồi đáy liền.

Nồi inox đáy liền

Đây là dòng nồi inox được đúc liền một khối theo công nghệ hiện đại, bao gồm đáy liền 3 lớp và đáy liền 5 lớp.

Nồi đáy liền 3 lớp được cấu tạo gồm 3 lớp kim loại đúc liền nguyên khối theo thứ tự lớp thép 18/10 tiếp xúc với thực phẩm, lớp nhôm nguyên chất giữ nhiệt và truyền nhiệt, lớp thép 18/0 bắt từ và bắt nhiệt.

Nồi đáy liền 5 lớp được cấu tạo gồm 5 lớp kim loại đúc liền nguyên khối theo theo thứ tự 1 lớp thép không gỉ, 1 lớp nhôm nguyên chất, 1 lớp nhôm đặc biệt, 1 lớp nhôm nguyên chất nữa và 1 lớp inox 18/0.

Ưu điểm của nồi inox đáy liền là đảm bảo dẫn nhiệt, truyền nhiệt tối ưu cho cả bề mặt trong lẫn bề mặt ngoài của nồi. Cùng với đó, cấu tạo chắc chắn, không gặp tình trạng bung hay phồng đáy nồi như nồi inox đáy ghép. So với nồi inox đáy ghép thì nồi inox đáy liền tiết kiệm năng lượng hơn, dễ vệ sinh hơn, tuy nhiên, giá thành lại cao hơn nhiều.

Nên lựa chọn sử dụng nồi inox đáy ghép hay đáy liền tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như lựa chọn của người dùng. Ngoài đáy thì chất liệu của inox cũng cần được quan tâm. Cần phải lựa chọn inox tốt để đảm bảo vệ độ an toàn sức khỏe của chính người dùng.